Giao thông Chiết_Giang

Đường sắt

Hiện nay, trên địa bàn Chiết Giang có các tuyến đường sắt lớn như đường sắt Hỗ-Hàng, đường sắt Chiết-Cám, đường sắt Tiêu-Dũng, đường sắt Kim-Ôn, đường sắt Tuyên-Hàng, đường sắt Kim-Thiênđường sắt Dũng-Thai-Ôn.

Đến cuối năm 2010, chiều dài đoạn đường sắt chính hoạt động là 1.775 km, tức mỗi 1 triệu người chỉ có 32,6 km đường sắt, thấp hơn một nửa mức bình quân của toàn Trung Quốc. Việc thiếu đường sắt đã khiến tỉnh Chiết Giang phải tích cực đề ra các kế hoạch xây dựng những tuyến đường sắt mới, như đường sắt vận chuyển hành khách Ninh-Hàng, đoạn Hàng Châu-Ninh Ba của đường sắt vận chuyển hành khách Hỗ-Hàng-Dũng. Dự tính tất cả các địa cấp thị tại Chiết Giang sẽ đều thông đường sắt, các đoạn Ninh Ba-Thiệu Hưng-Hàng Châu và Kim Hoa Tây-Hàng Châu-Hia Hưng sẽ là các tuyến đường sắt cao tốc với tốc độ trên 250 km/h. Tháng 9 năm 2006, Công ty Tập đoàn Đầu tư Đường sắt tỉnh Chiết Giang đã được thành lập, là chủ thể chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng đường sắt trong tỉnh.[41][42]

Chiết Giang là một trong số ít các tỉnh tại Trung Quốc có đường sắt tư nhân. Năm 2005, sau khi phân cục đường sắt Hàng Châu bị bãi bỏ, đường sắt Chiết Giang thuộc phạm vi phụ trách của cục đường sắt Thượng Hải. Tuy nhiên tuyến đường sắt Kim-Ôn nối giữa Kim Hoa, Lệ Thủy và Ôn Châu do công ty Hữu hạn Phát triển Đường sắt Kim-Ôn vận hành.

Các ga đường sắt hành khách lớn tại Chiết Giang là ga Hàng Châu, ga Ôn Châu, ga Ôn Châu Nam, ga Ninh Ba, ga Thai Châu, ga Hàng Châu Đông, ga Kim Hoa Tây, ga Nghĩa Ô.[43] Các ga đường sắt vận chuyển hàng hóa lớn nhất là ga Cấn Sơn Môn, ga Kim Hoa Đông, ga Ninh Ba Bắc, ga Kiều Ti, ga Ôn Châu Tây, ga Thai Châu Nam. Ga Hàng Châu là trung tâm của mạng lưới đường sắt Chiết Giang. Ga Kim Hoa Tây là trung tâm giao thông đường sắt của khu vực trung nam bộ Chiết Giang. Sau khi đường sắt Dũng-Thai-Ônđường sắt Ôn-Phúc thông tuyến, Ôn Châu sẽ trở thành trung tâm giao thông đường sắt tại nam bộ Chiết Giang.

Đường bộ

Cầu Kim Đường nối từ Ninh Ba ra đảo Kim Đường của quần đảo Chu Sơn

Theo thống kê, đến cuối năm 2011, tổng chiều dài đường bộ toàn tỉnh Chiết Giang là 101.937 km, mật độ đường bộ là 97,9 km/100 km², trong đó tổng chiều dài các tuyến đường cao tốc là 3.500 km.[44] Sau khi hoàn thành cầu vượt biển Chu Sơn, quần đảo Chu Sơn đã được hợp nhất vào trong mạng lưới đường cao tốc của tỉnh.

Các tuyến đường cao tốc chủ yếu trên địa bàn Chiết Giang là đường cao tốc Hỗ-Hàng, đường cao tốc Hàng-Ninh, đường cao tốc Hàng-Dũng, đường cao tốc Dũng-Chu, đường cao tốc Hàng-Huy, đường cao tốc Hàng-Thiên, đường cao tốc Hàng-Kim-Cù, đường cao tốc Hỗ-Tô-Chiết-Hoàn, đường cao tốc Dũng-Thai-Ôn, đường cao tốc Thượng-Tam, đường cao tốc Dũng-Kim, đường cao tốc Kim-Lệ-Ôn, đường cao tốc Chư-Vĩnh, đường cao tốc Hàng-Phố, đường cao tốc Sạ-Gia-Tô.

Chiết Giang có 6 tuyến quốc lộ đi qua là 104, 205, 318, 320, 329, 330. Có 68 tuyển tỉnh lộ và 11 tuyến tỉnh lộ cao tốc.

Cầu vượt biển lớn nhất thế giới, cầu vịnh Hàng Châu nằm trên địa bàn Chiết Giang, kết nối Gia Hưng ở phía bắc vịnh với Ninh Ba ở phía nam vịnh. Việc xây dựng "đại kiều" này được xem là một bước ngoặt của Chiết Giang.[45] Hệ thống các cầu vượt biển từ đất liền ra quần đảo Chu Sơn cũng là công trình tầm cỡ thế giới, trong đó, cầu Tây Hậu Môn là cầu treo có nhịp cầu dài thứ hai trên thế giới.[46]

Đường thủy

Tuyến hiện nay của Đại Vận Hà, nối từ Bắc Kinh đến Hàng Châu

Chiết Giang là tỉnh lớn về vận chuyển đường thủy tại Trung Quốc, loại hình giao thông này có địa vị trọng yếu trong hệ thống giao thông chung. Năm 2003, hệ thồng giao thông đường thủy tại Chiết Giang đã vận chuyển được 296 triệu tấn hàng hóa, xếp thứ nhất toàn quốc.[47] Về vận tải biển, cảng Ninh Ba-Chu Sơn là thương cảng lớn nhất trong tỉnh. Nửa đầu năm 2008, cảng Ninh Ba-Chu Sơn chỉ xếp sau cảng Thượng Hải trên toàn quốc về lượng hàng hóa vận chuyển, xếp thứ 4 toàn quốc về lượng container vận chuyển (sau cảng Thượng Hải, cảng Thâm QuyếnCảng Quảng Châu).[48][49] Cảng Ôn Châu cũng là một hải cảng lớn trên toàn quốc. Các cảng quan trọng khác là cảng Hải Môn, cảng Ngao Giang, cảng Thụy An, cảng Sạ Phố (tức cảng Gia Hưng). Có các chuyến tàu đều đặn kết nối đất liền Chiết Giang với quần đảo Chu Sơn, đảo Động Đầu và các đảo có người cư trú khác. Giữa đảo Chu Sơn và Ninh Ba có hàng chục chuyến tàu thủy thông hành thủy mỗi ngày.

Về vận tải đường sông, lấy Đại Vận Hà kết nối Hàng Châu với Bắc Kinh làm chủ đạo, giao thông đường sông tại vùng đồng bằng Hàng-Gia-Hồ phát triển mạnh. Gia Hưng, Hồ Châu, Đức Thanh, Tân Thị, Gia Thiện đều là những cảng sông quan trọng. Năm 2003, tổng chiều dài các tuyến đường sông có thể thông hành tại Chiết Giang là 10.539 km, một số lượng lớn than đá, nhiên liệu và vật liệu đá xây dựng được vận chuyển gần như hoàn toàn bằng các phương tiện giao thông đường thủy. Bắt đầu từ năm 2005, tỉnh Chiết Giang đã tiến hành cải cách, theo đó khuyến khích vốn tư nhân và nước ngoài trong việc xây dựng và cải tạo các tuyến vận tải đường sông.[47] Sau đó, vốn nước ngoài đã bắt đầu đổ vào hệ thống vận tải đường sông, như ba cảng container Hàng Châu, Gia Hưng, An Cát.[50][51]

Năm 2007, Hàng Châu đã mở hệ thống xe buýt đường thủy đầu tiên tại Trung Quốc.[52]

Hàng không

Hiện nay, Chiết Giang có 7 sân bay dân dụng, về cơ bản có các đường bay đến toàn quốc và các tuyến bay quốc tế đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông, Đông Nam Á, Hoa Kỳchâu Âu. Trong đó, có ba sân bay quốc tế là Sân bay quốc tế Tiêu Sơn Hàng Châu (một trong 10 sân bay lớn nhất Trung Quốc)[53], Sân bay quốc tế Vĩnh Cường Ôn Châu, Sân bay quốc tế Lịch Xã Ninh Ba. Bốn sân bay quốc nội là sân bay Lộ Kiều Thai Châu, sân bay Nghĩa Ô, sân bay Phổ Đà Sơn Chu Sơn, sân bay Cù Châu. Từ tháng 4 năm 2006, Công ty Hàng không Chuyên nghiệp Phi Long Trung Quốc (China Flying Dragon Aviation) đã mở đường bay liên đảo giữa các đảo của quần đảo Chu Sơn bằng các máy bay trực thăng "Z-9", là lần đầu tiên máy bay trực thăng hoạt động trên khoảng cách ngắn tại Trung Quốc.[54]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiết_Giang http://219.235.129.54/cx/table/table.jsp http://jds.cass.cn/Article/20071215171724.asp http://www.china.com.cn/aboutchina/zhuanti/mtlddf/... http://www.china.com.cn/economic/zhuanti/2007figur... http://www.china.com.cn/policy/txt/2008-09/17/cont... http://news.cnnb.com.cn/system/2006/01/08/00506247... http://www.curb.com.cn/pageshow.asp?id_forum=01191... http://tech.enorth.com.cn/system/2005/12/29/001200... http://guide.hangzhou.com.cn/20070515/ca1313100.ht... http://finance1.jrj.com.cn/news/ng%C3%A0y